Featured
Recent Posts

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016


Thông tin mới nhất về việc xác nhận fanpage cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được công bố. Trước đây việc xác nhận page chỉ dành cho các page dạng nghệ sĩ người nổi tiếng hoặc doanh nghiệp có thương hiệu lớn. Việc một doanh nghiệp nhỏ hoặc 1 cửa hàng nhỏ xác minh thực sự là khó. Nhưng thật may mắn facebook đã giới thiệu 1 tính năng mới cho người dùng xác minh ngay fanpage của mình chỉ bằng 1 vài bước cơ bản . Tính năng này đang được update bắt đầu ở 1 số page . Việc xác nhận vẫn phải qua thông báo và chờ facebook kiểm duyệt.

Doanh nghiệp  trên Facebook khi được xác nhận sẽ được hiện thị một dấu tích màu xám bên cạnh.

Cùng bắt tay thực hiện các bước xác minh rồi chờ facebook hồi âm nhé . Có 2 cách xác minh fanpage

Cách 1 : Trực tiếp bằng số điện thoại.

Bước 1 : Vào phần cài đặt trang --> Xác minh trang 




Bước 2 : Bắt đầu khai báo thông tin sđt ( nhận mã xác minh )  + vùng miền ( Việt Nam ) + nhánh mã ( điền số bất kỳ )







Bước 3 : Sau đó sẽ có gọi điện tự động trực tiếp ( tiếng việt ) đọc 4 Mã code . Bạn nhập mã code vào khai báo thành công.

Sau đó chờ Facebook kiểm duyệt . Hiện tại chức năng này mới được update ở 1 số fanpage nên việc xác nhận chưa phải chính xác 100%. Một vài ngày tới khi facebook update hết dần ổn định việc xác nhận sẽ dễ dàng và chính xác hơn .


Cách 2 : Bằng các giấy tờ liên quan tới doanh nghiệp :

Bạn chọn hình thức cung cấp giấy tờ liên quan tới doanh nghiệp .

Sau đó tải lên và chờ Facebook duyệt nhé. Chúc các bạn thành công.







Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Chỉ số KPIs cho chiến dịch truyền thông mạng xã hội:

Mạng xã hội là kênh bán hàng và quảng bá thương hiệu vô cùng hiệu quả hiện nay đặc biệt đối với các mặt hàng về tiêu dùng, công nghệ, thời trang, … Vậy những chỉ số nào đánh giá chiến dịch truyền thông mạng xã hội của bạn đã đạt hiệu quả như mong muốn. 

1. Đối với mạng xã hội Google +
Google + là mạng xã hội hỗ trợ công tác SEO hiệu quả nhất, bên cạnh đó là nhận biết thương hiệu. Bạn cần kiểm soát hiệu quả của kênh Google + thông qua các chỉ số sau:
- Có bao nhiêu bạn bè trong vòng kết nối tài khoản cá nhân
- Có bao nhiêu người theo dõi trang Google +
- Mức độ tương tác các thông điệp trên Google + như thế nào (+1, comment, share)
- Lượng truy cập website đến từ Google + là bao nhiêu/ngày/tháng.

2. Đối với mạng xã hội Facebook.
Facebook là kênh bán hàng, quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng tuyệt vời. Để phát huy hiệu quả cao nhất của mạng xã hội Facebook, trước tiên là yêu cầu thẩm mỹ của hình ảnh avatar và hình ảnh cover của tài khoản cá nhân cũng như Fanpage facebook. Ngoài ra bạn cần chú ý các chỉ số sau:
- Tốc độ tăng fan (lượng like) bao nhiêu/ngày/tháng.
- Đối tượng fan có thuộc nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp (giới tính, độ tuổi, vị trí, ngôn ngữ, ….)
- Mức độ tương tác của Fanpage (thấy, click đọc, like, comment, share các thông điệp trên fanpage) như thế nào.
- Các sự kiện trên Fanpage có bao nhiêu người biết đến, bao nhiêu người được mời, bao nhiêu người tham gia.
- Số lượng đặt hàng trực tiếp từ fanpage là bao nhiêu/ngày/tháng.
- Lượng truy cập website đến từ Facebook là bao nhiêu/ngày/tháng.
- Lượng truy cập chuyển đổi thành khách hàng là bao nhiêu/ngày/tháng.
XU HƯỚNG SMAC (SOCIAL-MOBILITY-ANALYTICS-CLOUD)

Xu hướng SMAC được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực digital marketing nhắc tới và cho rằng đây là chìa khóa thành công cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tương lai.

Social sẽ là xu hướng của tương lai, số lượng tài khoản mạng xã hội tăng mạnh qua các năm, các công cụ của mạng xã hội ngày càng có sức hút lớn với một bộ phận lớn người tiêu dùng chính là những cơ sở để tin rằng mạng xã hội sẽ là công cụ tích cực cho doanh nghiệp trong việc tương tác, duy trì mối quan hệ với khách hàng và làm hình ảnh thương hiệu, sản phẩm. Không chỉ là công cụ miễn phí, các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và sản phẩm phù hợp với cộng đồng có thể đầu tư để áp dụng mạng xã hội một cách tối đa, đưa sản phẩm đến gần người tiêu dùng nhất trong tương lai.
Mobility là xu hướng tiếp theo các doanh nghiệp cần quan tâm. Google đã chính thức đưa chỉ số thân thiện với các thiết bị di động vào một trong những chỉ số đánh giá thứ hạng website. Tất cả các doanh nghiệp có website hoặc có kế hoạch xấy dựng website trong tương lai đều phải quan tâm vấn đề này. Mặt khác, số lượng người dùng sử dụng các thiết bị di động, máy tính bảng để truy cập Internet ngày càng gia tăng, ứng dụng dành cho các thiết bị này ngày một gia tăng mở ra tiềm năng to lớn cho hoạt động quảng cáo. Sự tiện lợi của các thiết bị di động cùng khả năng kết nối linh hoạt tại nhiều địa điểm giúp doanh nghiệp có nhiều lựa chọn về thời gian, hình thức triển khai hoạt động truyền thông của mình.

Analytics là chìa khóa cho sự thành công của hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến trong tương lai của các doanh nghiệp. Có thể nói việc đo lường và phân tích chưa được quan tâm đúng đắn trong những năm qua, một phần nguyên nhân đến từ việc các công cụ còn chưa hoàn thiện hệ thống này, người thực hiện gặp khó khăn trong việc thu thập chỉ số đo lường. Đo lường và phân tích sẽ là hoạt động xuyên suốt trước, trong và sau bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào của doanh nghiệp. Phân tích trước để tìm ra hướng đi phù hợp nhất, phân tích trong quá trình thực hiện để điều chỉnh kịp thời, đẩy mạnh hoặc dừng chiến dịch, cuối cùng, phân tích sau chiến dịch để rút ra đánh giá hiệu quả và cơ sở cho hoạt động sau này. Khi mà các kỹ thuật và trình độ triển khai được các doanh nghiệp san bằng khoảng cách với nhau thì doanh nghiệp nào thấu hiểu hành vi, đo lường và phân tích khách hàng, sản phẩm, môi trường tốt hơn sẽ có lợi thế.
Cloud là yếu tố cuối cùng trong xu thế SMAC cần được doanh nghiệp quan tâm. Xu thế số hóa, lưu trữ, xử lý online sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, mở rộng hệ thống, cơ sở dữ liệu dễ dàng, an toàn. Hệ thống CRM chính là một ví dụ điển hình cho hoạt động này. Trong tương lai, cơ sở dữ liệu, tài liệu nội bộ, trao đổi, lưu trữ giữa doanh nghiệp với đối tác, doanh nghiệp với khách hàng sẽ được thực hiện nhiều hơn trên nền tảng đám mây, tăng tốc độ xử lý, truy xuất dữ liệu....
Nguồn: vinhnv.com :)))
Bài viết này dành cho những anh chị em đang kinh doanh online vừa và nhỏ, gặp khó khăn trong việc quản lý đơn hàng và nhân rộng kinh doanh.
CHIA SẺ : KIẾM 1 TỶ TRONG VÒNG 7 THÁNG TỪ 15 TRIỆU VỐN CHỈ VỚI 2 NGƯỜI.

Dear anh chị em trong group, sau 6 tháng tập tành kinh doanh online, bọn mình học được một số bài học sau:
- Cần phải biết được hiệu quả quảng cáo: Hồi đầu chưa biết hiệu quả quảng cáo như thế nào? Bọn mình có chạy quảng cáo trên facebook, cũng biết được giá tiền một tương tác, một comment, nhưng hoàn toàn không biết được chi phí cho một đơn hàng là bao nhiêu hay đơn từ đâu ra?
- Cần có một quy trình xử lý đơn hàng: Tháng đầu bọn mình còn làm nhỏ, chưa có nhân viên .Tất cả các đơn hàng đều tự chốt và giao hàng cho khách. Việc xử lý đơn hàng chưa có vấn đề gì cho đến khi bọn mình đẩy tiền quảng cáo lên gấp đôi, gấp ba thậm chí gấp 5 thì phải thuê thêm nhân viên. Lúc đấy nhân viên xử lý đơn hàng mới dối, sót đơn, sót khách, cũng không biết hiệu quả làm việc thế nào mà mỗi tháng mất 2-3tr cho một nhân viên.
- Cần biết được các hãng vận chuyển đang cầm bao nhiêu tiền : Bọn mình tiếp tục mở rộng kinh doanh ra toàn quốc thì gặp vấn đề với các hãng vận chuyển. Bọn này làm ăn rất bố láo, tiền nợ thì chuyển chậm, ậm ờ không biết cầm bao nhiêu tiền hàng. Chắc không ai muốn làm hộc mặt cuối cùng lại mất tiền cho các hãng vận chuyển chỉ vì không kiểm soát được lượng tiền mặt các hãng đang giữ.
- Cần quản lý được hàng tồn kho - và giữ hàng tồn kho ở mức tối thiểu : Bọn mình vốn mỏng, nên lúc đầu nhập hàng phải vừa gối đầu vừa bán. Tuy nhiên khi đã có nhiều kho chứa thì không biết ở kho nào có bao nhiêu hàng, khi nào thì phải nhập tiếp hàng, lúc thì thiếu, lúc thì thừa. Mua nhiều hàng quá thì hết vốn chạy quảng cáo, mua ít thì hết hàng khách chửi, nhục như chó.
-----------------------------------------------------------------------------------------
>> Sau 6 tháng thì bọn mình có xậy dựng được hệ thống file và biểu mẫu quản lý bán hàng có đáp ứng được tất cả những nhu cầu trên, hôm nay muốn chia sẻ bản demo với anh chị em cùng dùng thử.
>> Anh chị em nào có nhu cầu thì để lại comment mình sẽ tư vấn MIỄN PHÍ và chia sẻ hệ thống này. Nếu có cơ hội thì rất mong được hợp tác và cùng kinh doanh với mọi người.
>> Hệ thống này còn phụ thuộc vào con người và quy trình kinh doanh của anh chị nên sẽ mình không hứa trả lời được comment của tất cả mọi người.
Đỗ Thành Tú
Nhiều bạn khi làm content trên Facebook cứ tập trung đi tìm câu hỏi viết làm sao cho hay, viết sao cho chất (How)…tìm hoài ko ra, tìm hoài ko thấy, hên hên thì với được 1 cái bí kíp gì đó (kiểu như khách hàng bắt đầu trách móc tôi, trend…) rồi áp dụng. Kết quả là khi hết sốt, khách hàng bắt đầu phát ngán thì không biết xoay xở thế nào, chìm đắm trong một mớ bòng bòng, không lối thoát.

Mặt khác, nhiều buổi offline, khóa học, ebook, kiến thức đầy rẫy trên mạng lại đang tập trung giải thích theo công thức 5W (Why, who, what, when, where) khiến mấy bạn thuộc đối tượng trên càng mông lung hơn. Thực trạng giờ nó thế này “biết làm nhưng không biết tại sao, biết tại sao nhưng không biết làm”
Vậy “bạn phải bắt đầu như thế nào, để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn đó, để tiến đến giai đoạn sáng tạo ?”
Tôi sẽ chỉ cho bạn 1 cách mà tôi vẫn áp dụng cho đến giờ, đối với bất cứ lĩnh vực nào. Ngắn gọn và súc tích, không giải thích rườm rà là phong cách của tôi.
*Who:
Hãy bắt đầu từ đây, phân tích thật kỹ khách hàng của bạn về: nhân khẩu học, hành vi online, mối quan tâm của họ trong lĩnh vực bạn sắp kinh doanh, trải nghiệm của họ trên mạng xã hội ra sao…(tôi nhấn mạnh lại, bạn hãy đọc lại lần nữa những điều tôi vừa viết về tìm hiểu khách hàng)
Lợi ích của bước này:
+ Biết được bài nội dung đó có phù hợp đối tượng hay ko
+ Có ý tưởng để làm nội dung ở các bước sau
*What:
Biết được đối tượng của mình là ai rồi, biết mối quan tâm rồi thì dễ dàng làm bước này, làm nội dung gì để thỏa mãn họ. Nhưng chú ý nội dung của bước này phải đảm bảo 2 yếu tố: Mới(Sáng tạo/khác biệt) hay không + thích hay không.
*When:
Dựa vào phân tích hành vi online của khách hàng để trả lời câu hỏi này
*Where:
Dựa vào phân tích hành vi online của khách hàng để trả lời câu hỏi này
Chữ *Why của tôi đâu ?
Nó nằm ẩn chứa bên trong tất cả các chữ trên, làm chữ nào thì cứ hỏi why câu đấy.
Tại sao lại phân tích đối tượng, tại sao nó phải viết nội dung này, tại sao nó lại online giờ này, đọc báo này, tại sao nó lại thích bài này, chia sẻ bài kia…Càng trả lời được nhiều câu hỏi thì bạn càng tìm được nhiều insight thú vị, từ đó lại tràn trề ý tưởng.
Một mặt khác theo quan điểm cá nhân, khi bắt đầu tìm hiểu 1 lĩnh vực nào đấy ta hãy hỏi chữ why đầu tiên, nó nằm trong giai đoạn đầu, giai đoạn nhận biết. VD như khi tìm hiểu content marketing hãy đặt câu hỏi tại sao ta phải quan tâm cái này, tại sao lại phải làm nó, nó giúp ích gì cho công việc kinh doanh không. Tôi thấy rất nhiều người đang loay hoay ở chữ HOW mà chưa trả lời chữ WHY này. Còn rất nhiều kiến thức chia sẻ, offline này nọ thì cứ mãi bàn về chữ WHY chứ không chỉ bạn chữ HOW.
*How: đối với tôi chữ này là kết tinh của 5 chữ trên, khi bạn đã hiểu 5W thì đây là lúc bạn thể hiện nó ra.
Khi làm chữ này bạn cần chú ý đến vài yếu tố như: thời gian làm + năng lực bản thân + nhân sự + chi phí. Để có 1 chiến lược nội dung phù hợp cho mô hình kinh doanh của bạn. Đừng mãi chạy theo người khác để rồi quên mất bản thân mình là ai.
Nếu bạn có phương pháp khác hãy chia sẻ để cùng học hỏi nhé.

Kiều Thắng - Cùng làm Content
Cách tìm nguồn hàng để bán hàng trên Facebook - Vào đay là clb có rất nhiều người chia sẻ nguồn hàng cho anh em


CHIA SẺ "NGUỒN HÀNG" WIN-WIN
link cập nhật tại: http://bit.ly/iSocialNguonHang
Topic tổng hợp, các thánh vào comment nếu muốn phân phối, tìm đại lý, bán lẻ, bán buôn... mục đích WIN-WIN
* Thông tin nguồn hàng bao gồm :
- Tên sản phẩm
- Nguồn gốc xuất xứ
- Giá thị trường, giá bỏ sỉ.
* Yêu cầu:
- Không bán hàng vi phạm pháp luật
- Không rõ nguồn gốc xuất xứ
- Hàng kém chất lượng
- An toàn trong giao dịch
Lưu ý: Điểm chết trong quảng cáo FB. Do gặp nhiều, nên post cho ae tránh.

Thường thì khi design ngoài size chuẩn, người thiết kế cần check qua preview ở các nền tảng khách hàng sử dụng.
Vì dụ ở Destop, thường sẽ có 1 khoảng màu đen ở dưới. Nhiều bạn để mã, sdt, CTA ở đây, khách hàng sẽ ko nhìn thấy đâu.
Thường thì CTA sẽ đặt ở đâu mà hành vi tiếp theo của khách hàng sẽ làm. Ví dụ trong album thì hành vi là next ảnh. vì vậy CTA gần phạm vi button next là oki nhất.
Nếu là chạy link, thì thường CTA sẽ ở góc phải, cuối ảnh. Vì ở đó gần CTA của fb.
Chốt lại: Test hành vi, preview trước khi nèm tiền vô!

Bình Nguyễn - Isocial